Chuyên Nấm Lim Xanh - Công ty Nông Lâm Sản Quảng Nam

https://nlsqn.com:443


BỆNH CAO HUYẾT ÁP

z2962058871825 90c6bd56b3023db42a16f78a2dc1cd86

z2962058871825 90c6bd56b3023db42a16f78a2dc1cd86

Bệnh cao huyết áp và cách điều trị

BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Cao huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành các động mạch. Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (viết tắt là mmHg) và được xác định qua 2 chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) là áp lực dòng máu tác động lên thành mạch xảy ra khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực mà dòng máu tác động lên mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim giãn.

Cao huyết áp (hay còn gọi là tăng huyết áp) là bệnh lý mạn tính trong đó huyết áp tăng cao hơn so với bình thường. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp (tăng huyết áp) được chia làm 2 loại là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát:

Tăng huyết áp nguyên phát (hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn) là tình trạng cao huyết áp phát triển dần trong nhiều năm mà không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đây là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm khoảng 95% số trường hợp mắc bệnh.

Tăng huyết áp thứ phát:

Là tình trạng cao huyết áp có thể xác nhận được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tăng huyết áp thứ phát thường ít gặp hơn (khoảng 5%), thường xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát.

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh tăng huyết áp thứ phát:

  • Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hẹp động mạch thận.
  • Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, hội chứng Cushing do corticoid gây ra, cường giáp, …
  • Các bệnh lý tim mạch: Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, xơ vữa động mạch, …
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai, một số thuốc cường giao cảm, thuốc điều trị hen suyễn, …
  • Nguyên nhân khác: Rối loạn thần kinh, uống rượu và cafein quá nhiều, cao huyết áp thai kỳ, …

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

  • Tuổi tác: Người già là đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Chủng tộc: Cao huyết áp đặc biệt phổ biến hơn ở người da đen, bệnh thường phát triển ở những người trẻ tuổi hơn so với người da trắng.
  • Tiền sử gia đình: Bệnh cao huyết áp thường có xu hướng di truyền trong gia đình.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng càng lớn, bạn càng cần nhiều máu hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi lượng máu chảy qua các mạch máu tăng lên, huyết áp cũng sẽ tăng theo.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn quá nhiều muối, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, cafein hoặc chế độ ăn quá ít kali, vitamin D đều có thể dẫn đến cao huyết áp.
  • Tâm lý căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài có thể gây tăng huyết áp tạm thời.
  • Mang thai.
  • Triệu chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lý có diễn biến thầm lặng. Hầu hết người mắc bệnh đều không có triệu chứng hoặc biểu hiện nào rõ ràng trong thời gian dài, mặc dù bệnh có thể đã diễn biến khá nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số người khi bị cao huyết áp có thể gặp các biểu hiện: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, … Tuy nhiên, các triệu chứng trên thường dễ bị người bệnh bỏ qua do chúng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Nhức đầu là triệu chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp

Bên cạnh đó, một số người có thể gặp những triệu chứng dữ dội hơn như khó thở, thở gấp khi có cơn tăng huyết áp, chảy máu cam, đỏ bừng mặt, tức ngực, đau vùng tim, xuất hiện máu trong nước tiểu, thay đổi thị lực,… Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bệnh cao huyết áp của bạn rất có thể đã ở giai đoạn nặng và nguy hiểm.

Tình trạng này kéo dài thì rất nguy hiểm đến tính mạng

Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp cao có thể gây hại cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể gây tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não, mắt, thận và động mạch. Huyết áp của bạn càng cao và không kiểm soát được càng lâu thì mức độ tổn thương càng lớn, thậm chí có thể gây tử vong.

Dưới đây là một số biến chứng người bệnh cao huyết áp có thể gặp phải mà bạn cần quan tâm:

·         Tổn thương tim: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, suy tim…

·         Tổn thương não: Tai biến mạch máu não (xuất huyết não và nhũn não), bệnh não do tăng huyết áp, …

·         Tổn thương tại thận: Đái ra protein, suy thận, …

·         Tổn thương tại mắt: Hẹp động mạch võng mạc mắt, xuất huyết võng mạc, xuất tiết, phù gai thị, ...

·         Tổn thương mạch máu: Xơ vữa động mạch, phình tách mạch, viêm tắc động mạch, …

Như vậy, có thể thấy rằng cao huyết áp là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, lơ là mà cần chú ý hơn đến huyết áp của mình để phát hiện bệnh sớm cũng như có các biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp nhất.

Nấm lim xanh Tiên Phước hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh cao huyết áp   

Nấm Lim Xanh Tiên Phước của công ty CP Dược Phaco

Nấm lim xanh có các dược chất như ganodermic, steroid có vai trò điều hòa lực bơm máu và áp lực của dòng máu lên thành mạch, áp lực được điều hòa ổn định, đảm bảo sức khỏe. Nấm lim xanh còn giúp ổn định huyết áp dựa trên 2 cơ chế:

Cơ chế trực tiếp: các thành phần dược tính trong Nấm Lim Xanh tác động trực tiếp đến vận động của tim giúp dẫn lưu máu tốt và điều hòa các chỉ số ổn định của hệ tuần hoàn, giúp hạ huyết áp.

Cơ chế gián tiếp: Trong Nấm Lim Xanh chứa hàm lượng dược chất nhiều tác động tích cực đến hoạt động của các cơ quan, điều hòa hoạt động ổn định của các cơ quan này giúp ngăn ngừa căn nguyên sâu xa gây bệnh huyết áp cao, cụ thể là: giảm mỡ máu và nồng độ cholesterol để dòng máu được dẫn lưu tốt hơn; Giải độc gan, giảm mỡ thừa…

Website: http://nlsqn.com/

Fanpage: Sâm Ngọc Linh Tiên Phước, Công ty CP Dược Phaco

                Sâm Ngọc Linh Tiên Phước

                Sâm Ngọc Linh Trà My