Công dụng của vị thuốc Tử uyển
- Thứ sáu - 17/02/2023 15:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
tu uyen 2 1
Tử Uyển (Radix Aseteris Tatarici)
Tử Uyển còn gọi là Thanh Uyển, dã ngưu bàng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản Kinh” là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây Tử uyển, tên thực vật học là Aster tatancus L.f. thuộc họ Cúc Asteraceae.
Cây Tử uyển mọc nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, An Huy, Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc của Trung Quốc. Cây Tử Uyển ở Việt Nam là loại được xác định tên thực vật học là Aster trinervus Roxb thấy mọc ở miền Bắc Việt Nam, như vùng Cao Bằng, Lạng sơn nhưng chưa hoặc ít được khai thác, ta còn phải nhập của Trung Quốc.
Chế biến: Vào 2 mùa Xuân – thu , đào về, bỏ đoạn thân rễ (thường gọi là rễ mẹ) có đốt và bùn cát phơi khô. Các miếng Tử uyển cho mật và ít nước trộn đều, cho lửa nhỏ sao cho đến khi không dính tay là được.
Tác dụng dược lý.
1.Theo y học cổ truyền.
Tử Uyển có tác dụng hóa đàm chỉ khái. Chủ trị các chứng ho do phong hàn, do phế nhiệt, ho do phế hư lao.
2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại.
- Thuốc có saponin cho thỏ uống làm tăng chất tiết khi quản vì thế có tác dụng hóa đàm.
- Nước sắc Tử Uyển cho mèo uống không làm giảm ho nhưng chiết xuất chất ceton Tử uyển trên thực nghiệm có tác dụng giảm ho.
- Có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, lỵ Shigella sonnei, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, phẩy khuẩn thổ tả.
- Trong thuốc có chiết xuất được thành phần có tác dụng kháng tế bào ung thư.
- Saponin Tử uyển có tác dụng tán huyết mạnh, không nên chích tĩnh mạch
Ứng dụng lâm sàng.
Liều dùng và chú ý:
5-10g. Mật chích Tử uyển có tác dụng nhuận táo ích phế tốt, dùng trị ho lâu ngày phế hư.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO
Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3 555 666 - (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888
Email: duocphaco@gmail.com
Website liên kết: