Sa nhân và tác dụng chữa bệnh
- Thứ năm - 22/12/2022 15:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
sa nhan la gi
Sa Nhân (Fructus amomi)
Sa nhân còn gọi là Súc sa mật, Xuân sa nhân, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo, là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Dương xuân sa hoặc cây Súc sa.Dương xuân sa chất lượng tốt hơn, mọc nhiều ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Súc sa mọc nhiều ở Việt Nam, Indonexia, Campuchia và nhiều nước Đông Nam Á. Sa nhân thuộc họ gừng, vì hạt giống hạt sỏi nên có tên là Sa Nhân.
Tác dụng dược lý:
1.Theo y học cổ truyền:
Sa nhân có tác dụng: hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chí tả an thai. Chủ trị các chứng: tỳ vị ứ trệ, thấp trở, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trở (nôn thai nghén).
2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang, nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Tinh dầu Sa nhân có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc Kiến thường dùng là Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thoắt của ruột, cũng giait thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thoắt làm giảm đau của thuốc.
Ứng dụng lâm sàng.
- Đau nhức răng; ngâm Sa nhân.
- Nấc cụt: Trác Ái Vân theo dõi 11 ca bệnh nhân cho uống Sa nhân nhai nuốt, mỗi lần 2g, ngày 3 lần, kết quả tốt, phần lớn dùng 2 lần hết.
Liều dùng và chú ý:
- Dùng uống: 3 – 6g. Dùng thuốc sắc, cho vào sau vì sắc lâu mất tác dụng của thuốc.
- Trường hợp hư nhiệt không dùng
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO
Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3 555 666 - (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888
Email: duocphaco@gmail.com
Website liên kết: