Dược học cổ truyền - Quế chi

Thứ ba - 24/05/2022 10:33

Quế chi (Quế chi tiêm) (Ramulus Cinnamomi)

Quế chi là cành con hoặc vỏ của cành cây Quế, sấy hoặc phơi kkh làm thuốc. Được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Quế mọc và được trồng nhiều ở nước ta. Cây Quế thuộc họ Long não (Lauraceae).

Tính vị qui kinh

Vị cay ngọt, tính ôn. Qui kinh tâm phế, bàng quang.

  • Theo sách cổ :
    Sách Bản kinh: “vị cay ngọt, khí hơi nhiệt”

    Sách bản thảo tùng tân: “cay, ngọt ôn, khí bạc thăng phù”.

    Sách thang dịch bản thảo: “nhập túc thái dương kinh”.

    Sách bản thảo cầu chân: “nhập cơ biểu kiêm tâm can”.

Thành phần chủ yếu: cinnamic aldehyde, ethyl cinnamate

Tác dụng dược lý

  • Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng phát hãn giải biểu, ôn kinh thông dương. Chủ trị chứng phong hàn biểu hư, phong hàn biểu thực, phong hàn thấp tý, chứng đàm ẩm, chứng phù tiểu tiện không thông lợi, hung tý tâm quí (đau ngực, hồi hộp), rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh, chứng trưng hà.
  • Trích đoạn Y văn cổ:

Sách Bản kinh: “Chủ thượng khí khái nghịch, kết khí hầu tý, lợi quan tiết”. Sách Danh y biệt lục: “tâm thống, huyết phong, hiếp thống, ôn cân thông mạch, chỉ phiền xuất hãn”. Sách Trân châu nang: “khứ thương phong đầu thống, khai tấu lý, giải biểu phát hãn, khứ bì khu phong thấp”. Sách bản kinh sơ chứng: “năng lợi quan tiết, ôn kinh thông mạch. Công dụng của thuốc có: hòa dinh, thông dương, lợi thủy, hạ khí, hành ứ, bô trung”.

  • Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại
  • Giảm đau: Thuốc có tác dụng lên trung khu cảm giác ở não, nâng cao ngưỡng đau. Thuốc có khả năng làm giãn mạch trong bệnh đau đầu do co thắt mạch. Có thể làm dịu co thắt cơ trơn, làm giảm đau bụng.
  • Trợ tiêu hóa (kiện vị): Thuốc làm tăng tiết nước miếng và dịch vị giúp tiêu hóa.
  • Trên ống nghiệm, cồn quế có tác dụng rõ rệt đối với tụ cầu trùng vàng, trực khuẩn thương hàn. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
  • Tác dụng chống virut và nấm: Trong ống nghiệm, nước sắc quế chi có tác dụng ức chế mạnh virut cúm và nấm gây bệnh.

Ứng dụng lâm sàn:

  • Tán hàn giải cảm: Chữa chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu, mình, sợ lạnh Quế chi thang (Thương hàn luận) gồm: Quế chi 12g, Bạch thược 12g, Chích thảo 6g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả sắc nước uống. Dùng tốt đối với bệnh nhân cơ thể vốn yếu mắc ngoại cảm phong hàn.
  • Khu hàn chỉ thống: Trị chứng đau bụng do cảm hàn dùng bài Tiểu kiến trung thang: Quế chi 8g, bạch thượng 16g, Chích thảo 6g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, đường phèn 30g, sắc thuốc bỏ xác cho đường vào, uống lúc nóng. Trị chứng phong thấp đau các khớp không sốt dùng bài: Quế chi phụ tử thang: Quế chi 12g, Phụ tử 12g, Cam thảo 8g, Sinh khương 12g, Đại táo 3 quả, sắc nước uống ấm.
  • Hành huyết thông kinh: Trị chứng phụ nữ đau bụng kinh do ứ huyết, thai chết lưu, bụng dưới có cục, tắc kinh, dùng Quế chi phục linh hoàn gồm Quế chi, Phục linh, Đơn bì, Bạch thượng, Đào nhân, mỗi thứ 8g sắc nước uống hoặc tán bột mịn làm hoàn.
  • Bài thuốc trị u xơ tử cung: Quế chi, Đào nhân, Xích thược, Hải tảo, Mẫu lệ, Miết giáp mỗi thứ 160g, Phục linh, Mẫu đơn bì, Qui vĩ mỗi thứ 240g, Hồng hoa 100g, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật mỗi thứ 80g, tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10-12g ngày 2-3 lần.
  • Ôn thận hành thủy: Quế chi có tách dụng thông dương lợi thủy phối hợp các vị thuốc ôn thận kiện tỳ lợi thủy khác trị các chứng phù ( trong bệnh viêm thận, thận hư nhiễm mỡ...) hoặc đàm ẩm (trong bệnh viêm phế quản mạn). Trị chứng phù thường dùng bài Ngũ linh tán (Bạc linh, Bạch truật, Trư linh mỗi thứ 12g, Trạc tả 16g, Quế chi 4g, tán bột mịn mỗi lần uống 8-12g hoặc làm thuốc sắc. Trị viêm phế quản hoặc hen phế quản mạn tính nhiều đàm dùng bài Linh quế truật cam thang (Bạch linh 12g, Bạch truật 8g, Quế chi 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống).

Liều lượng thường dùng: 2-12g, có thể dùng nhiều hơn tùy tình hình bệnh lý.

Chú ý lúc dùng thuốc: Kiêng kị đối với chứng sốt cao, âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều. Trường hợp bụng đau kiết lỵ, viêm đại tràng mạn ( thể tư hàn) trong bài thuốc chữa bệnh gia Quế chi có tác dụng giảm đau. Trường hợp tắt kinh, kinh nguyệt không đều do hư hàn dùng Quế chi phối hợp Đương qui, Bạch thược để hoạt huyết thông kinh có tác dụng tốt.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO

Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3 555 666 - (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888

Email: duocphaco@gmail.com

Website liên kết:

https://namlimxanhtienphuoc.net/

https://duocphaco.com/

http://nlsqn.com/

http://samngoclinhtramy.com

z3362243382070 a99e98b283b1e200e711bcbeb11fb07b optimized
Nấm Lim Xanh Tiên Phước

 


 
 

Những tin cũ hơn

Video sản phẩm

Tin tức

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn miễn phí

  Chương Trình Khuyến Mãi

  0941.44.53.53

Đại lý miền Nam

HỒ CHÍ MINH   -    ĐỒNG NAI      -    BÌNH DƯƠNG 
 VŨNG TÀU        -    BÌNH PHƯỚC -    TÂY NINH
TRÀ VINH           -    BẾN TRE         -    CÀ MAU
 CẦN THƠ           -    TIỀN GIANG   -    BẠC LIÊU 
VĨNH LONG        -     LONG AN       -    SÓC TRĂNG  
AN GIANG          -    HẬU GIANG    -    ĐỒNG THÁP

Đại lý miền Trung

ĐÀ NẴNG     -    QUẢNG NAM    -    QUẢNG NGÃI 
BÌNH ĐỊNH     -    GIA LAI             -    ĐĂK LĂK
NINH THUẬN -    LÂM ĐỒNG       -    BÌNH THUẬN
KHÁNH HÒA  -     PHÚ YÊN         -    ĐẮK NÔNG
THANH HÓA  -      HÀ TỈNH          -     NGHỆ AN  
QUẢNG BÌNH -    QUẢNG TRỊ      -     HUẾ 
KON TUM

Tin tức sức khoẻ

Tin tức xã hội

Tin tức thế giới

Tin tức thể thao

bty nlsqn

 

2 namlimxanh

3 nam lim tien phuoc 1

4 nam lim xanh qn

5 nam lim tien phuoc2